top of page

Về Bandsaw Blades, Lưỡi Cưa Vòng trong gia công Kim loại

Updated: Feb 18, 2020

Phụ lục:

1. Máy cưa vòng và các khác biệt của Máy cưa vòng

2. Cách chọn Lưỡi cưa vòng phù hợp

Máy cưa vòng và Lưỡi cưa vòng dùng cho gia công Kim loại:

Máy cưa vòng là loại máy chạy bằng điện kết hợp với lưỡi cưa được trang bị những đầu răng nhọn dùng để cắt nhiều loại vật liệu khác nhau. Nó được thiết kế để cắt những khối vật liệu có hình dạng đơn giản (hình tròn, hình vuông,...) đến hình dạng phức tạp. Lưỡi cưa vòng được xoay và chạy trên 2 bánh xe trên cùng một trục (như hình vẽ).













Máy cưa vòng cho gia công Kim loại được trang bị thêm bánh xe có vòng chổi (Brush wheels) để làm sạch và hạn chế kẹt phôi ở các răng cưa. Ngoài ra, các loại máy cưa vòng mới hiện nay còn có hệ thống làm nguội tự động, giúp đẩy phôi ra ngoài và luôn bôi trơn làm mát lưỡi cưa.


Có 2 loại máy cưa chính trên thị trường:

  1. Máy cưa Đứng

  2. Máy cưa Ngang

Máy cưa thẳng đứng (Vertical Bandsaw machine)













Máy cưa thẳng đứng, hay còn gọi là Contour Sawing Machine, cơ chế hoạt động của máy là lưỡi cưa được giữ cố định và chạy đều trên một trục, khối nguyên liệu sẽ được di chuyển để cắt theo yêu cầu của người sử dụng. Loại máy này được thiết kế nhỏ gọn và yêu cầu ít năng lượng để chạy, thích hợp sử dụng cho gia công tại Gia hoặc các xưởng nhỏ lẻ. Máy cưa đứng được dùng để cắt các tấm kim loại mỏng, dẻo, không sử dụng cho các khối nguyên liệu lớn và dày.


Do hoạt động chủ yếu từ lực đẩy của tay, nên quá trình cắt có thể không đều, dễ dàng dẫn đến việc xốc gãy lưỡi cưa. Vì vậy, máy cưa đứng thường được tích hợp trực tiếp bên trong máy một bộ phận Hàn để sửa chửa lưỡi cưa trong trường hợp bị gãy hoặc đặc biệt hơn, là chỉnh sửa lưỡi cưa để cắt phần tâm của vật liệu (*Máy cưa ngang không làm được - như hình vẽ).


Máy cưa ngang (Horizontal Bandsaw machine):













Khi sử dụng máy cưa ngang, phôi được giữ cố định trên Êto và lưỡi cắt sẽ được áp bởi thân cưa từ trên di chuyển xuống. Loại máy này chuyên dùng để cắt những khối nguyên liệu lớn và dày, trên nhiều loại vật liệu khác nhau từ Nhựa, Kim loại mỏng, Titanium,Than Chì (graphite) và Kim loại hỗn hợp (exotic metal). Thiết kế tinh gọn và có khả năng giữ vững vật liệu gia công, giúp quá trình cắt trơn tru hơn, bề mặt mịn hơn, khống chế được sự rung lắc và giảm âm lượng ồn ào trong quá trình cắt.


* Tóm tắt các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn Máy Cưa:














*Máy cưa đứng có thể điều chỉnh lưỡi cưa cho việc cắt đường cong hoặc cắt tâm của khối nguyên liệu.

Các yếu tố chính trong việc lựa chọn Cưa Vòng phù hợp:

Lưỡi cưa là yếu tố quan trọng để gia tăng tính hiệu quả của quá trình cắt, các tiêu chí lựa chọn lưỡi cưa bao gồm:


1. Số răng (blade pitch):

Chỉ tiêu quan trọng đầu tiên, số răng trên mỗi inch, viết tắt là TPI. Số răng có từ 2 đến 32 răng trên một inch. Phụ thuộc vào độ dày của khối vật liệu cần gia công, hãy chọn loại cưa có ít nhất 3 răng tiếp xúc với bề mặt cắt. Số răng có thể tiếp xúc với mặt cắt càng nhiều thì bề mặt cắt càng mịn.

2. Độ rộng của bản cưa (blade width):

Lưỡi cưa có bản càng rộng lực cắt sẽ mạnh hơn bản hẹp, nhưng nó không thể cắt được các bán kính nhỏ. Bản rộng thích hợp dùng cắt theo đường thẳng. Vì vậy, hãy lựa chọn bản rộng nhất tương thích với bán kính cắt nhỏ nhất.

3. Hình dạng răng (tooth form):

Có các dạng răng khác nhau trên thị trường như:

  • Dạng răng tiêu chuẩn (standard-tooth/regular blades): Đây là loại cưa thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam. Chuyên dùng để cắt vật liệu như Kim loại màu (ferrous metal), đồng cứng (hard bronze), và đồng thau (brass).

  • Dạng răng thưa (skip-tooth blades): Kiểu cưa này có nhiều đường rãnh hơn, giúp đẩy mạnh khả năng thoát phôi hơn so với dạng răng tiêu chuẩn. Đặc biệt thích hợp khi gia công Nhôm, Magie (Magnesium), đồng thau và gỗ.

  • Dạng răng móc cau (hook-tooth blades): Thích hợp sử dụng để cắt Nhựa, Gỗ cứng và Kim loại không chứa nhiều iron (non-ferrous metal)

  • Dạng răng phi chuẩn (variable-pitch blades): Thiết kế này hỗ trợ giảm tiếng ồn và sự rung lắc trong quá trình cắt, đồng thời giúp sự mài mòn đồng đều hơn trên các răng cưa.













4. Vật liệu của lưỡi cưa (blade material):

Có 3 loại vật liệu khác nhau khi lựa chọn Cưa:

  • Cưa Lưỡng Kim (Bi-metal): Là loại cưa đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều loại vật liệu và hình dạng khác nhau. Tuổi thọ của Cưa Lưỡng kim cao gấp 2-3 lần so với thép Carbon. Vì vậy, loại cưa này cũng có giá thành cao nhất trong 3 loại vật liệu liệt kê trong đây. Cưa lưỡng kim đặc biệt hiệu quả (về tốc độ cắt lẫn chi phí) khi cắt các loại thép dạng ống (pipes và tubes).

  • Cưa Carbon cứng (Hard-back premium carbon steel): Dùng cho gia công sắt thép từ nhẹ đến trung bình (xét về độ dày, độ lớn và cường độ sử dụng).

  • Cưa Carbon mềm (Flex-back premium carbon steel): Là loại cưa rẻ nhất trên thị trường, dùng cho gia công nhẹ. Nhờ vào phần thân dẻo, loại cưa này hỗ trợ giảm độ nặng khi gia công bằng tay và đồng thời nâng tốc độ cắt nhanh hơn các loại khác.

5. Tốc độ cắt phù hợp của lưỡi (saw blade speed):

Tốc độ cắt được điều chỉnh phụ thuộc vào vật liệu gia công. Mỗi Hãng Cưa khi tư vấn máy sẽ hỗ trợ bảng thông tin về cách lựa chọn loại cưa và tốc độ cắt phù hợp cho mỗi loại vật liệu và độ dày khác nhau.


Để được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm thông tin về các loại Cưa vòng, mời mọi người liên hệ Hiệp Thành Tools qua thông tin như sau nhé:

  • Email: sale-02@hiepthanhtools.com

  • Zalo: 090.880.1743 (Ms.Linh)

  • SĐT: (028) 3 9520 133

*Bản quyền bài viết thuộc về Hiệp Thành Tools. Mọi mong muốn chia sẻ và sao chép nội dung xin hãy liên hệ Hiệp Thành Tools để trao đổi thêm. Xin chân thành cám ơn.


*Mời các bạn đón đọc bài viết tiếp theo: Các loại Máy cưa cầm tay.

1,878 views0 comments

Comments


bottom of page